quay lại Quay lại

Game Casual là gì? Chìa khóa thành công đến từ chính sự đơn giản

Cập nhật: 11/08/2021 • 04:07:41 PM

Nếu bạn là người làm công việc thiết kế game hoặc nằm trong số những người có niềm đam mê với việc chơi game thì chắc hẳn sẽ không xa lạ với một số thuật ngữ như Casual, Mid-core hoặc Hard-core game. Đây là tên gọi của 3 thể loại game bao quát thị trường game hiện nay. Trong bài viết ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng thể tìm hiểu về thể loại game đơn giản nhất: Game casual. Game casual là gì? Và tại sao game casual vẫn có chỗ đứng trên thị trường mặc dù đồ họa và âm thanh đơn giản đến mức tối thiểu? Hãy cùng tìm hiểu ngay nào!

1. Tìm hiểu chi tiết về game casual

Nếu bạn lần đầu tiên biết đến thuật ngữ “game casual” và nghĩ rằng đây có thể là một thể loại game mới lạ với những tính năng phức tạo hay đặc gì riêng nào đó thì bạn đã hiểu sai về thể loại game này. Hãy cùng chúng tôi đi vào tìm hiểu chi tiết để giải mã sức hút của dòng game này nhé.

Tìm hiểu chi tiết về game casual
Tìm hiểu chi tiết về game casual

1.1. Game casual là gì?

Game casual hiểu theo nghĩa đen có nghĩa là “những trò chơi thông thường”. Đây là thuật ngữ sử dụng để chỉ một thể loại trò chơi được tạo ra với mục đích nhắm đến đông đảo cộng đồng người chơi game ở mọi lứa tuổi và mọi đối tượng. Game casual hoàn toàn trái ngược với game hard-core là thể loại trò chơi nhắm đến đối tượng là những game thủ chuyên nghiệp có rất nhiều hiểu biết về game và dành phần lớn thời gian để chơi game.

Game casual thường được thiết kế với những màn chơi ngắn, cách chơi rất đơn giản và thường thiên về thể loại giải đố, sắp xếp, tư duy logic, hay đôi khi đơn giản chỉ là những trò chơi chạy nhảy và né tránh các chướng ngại vật đơn giản. 

Các trò chơi thuộc thể loại game casual không đòi hỏi người chơi phải đầu tư nhiều thời gian để tìm hiểu và chơi game. Người chơi có thể chơi ở bất cứ đâu và bất cứ lúc nào mình thích. Nếu nói để chơi game hard-core người chơi phải đầu tư thời gian công sức để tìm hiểu và luyện tập rất nhiều thì game casual lại chủ yếu mang tính chất thư giãn và giải trí.

Việc tiếp cận với game casual cũng rất đơn giản vì thể loại game này thường khá nhỏ nhẹ và có thể chơi được trên cả trình duyệt web hay các máy chơi game.

1.2. Lịch sử phát triển của thể loại game casual

Dựa theo những định về thể loại game casual, có thể coi Pac-Man do nhà sản xuất Namco phát hành lần đầu tiên vào năm 1980 là game casual đầu tiên trên thế giới.

PacMan là game casual đầu tiên trên thế giới
PacMan là game casual đầu tiên trên thế giới

Theo công bố của chính nhà phát hành Namco thì Pac-Man đã được chơi hơn mười tỷ lần kể từ khi ra mắt. Điều này khiến Pac-Man trở thành trò chơi điện tử có doanh thu cao nhất trong lịch sử tính tới năm 2011 và trở thành một tượng đài bất diệt trong thể loại game casual.

Tiếp nối sự thành công của Pac-Man chính là một trò chơi vô cùng nổi tiếng thậm chí là đến cả thời đại hiện nay. Đó chính là Tetris. Tetris lần đầu tiên được phát hành trên toàn thế giới cùng với sự kiện hãng Nintendo trình làng chiếc máy GameBoy đầu tiên. Tuy có lỗi chơi được thiết kế rất đơn giản nhưng chính điều này đã làm nên thành công vượt trội của trò chơi này và góp phần đưa GameBoy trở thành một huyền thoại đối với tuổi thơ của rất nhiều thế hệ.

Cho đến năm 1990, game casula mới được đưa lên máy tính và người thành công nhất với thể loại này ở thời điểm bấy giờ chính là ông lớn Microsoft với tựa game Solitaire. Nhắc đến cái tên này hẳn là bất kỳ ai trong số những người làm công việc văn phòng đều biết đến. Không chỉ vậy bất kỳ ai làm việc với máy tính cài hệ điều hành Windows cũng đều biết đến trò chơi này. Tiếp nối sự thành công của Solitaire, Microsoft lần lượt bổ sung thêm các game casual khác vào trong những bản cập nhật hệ điều hành Windows, có thể kể đến những cái tên rất nổi tiếng như: Minesweeper, Free Cell và Spider Solitaire.

Solitaire là game casual đầu tiên trên máy tính
Solitaire là game casual đầu tiên trên máy tính

Sự phát triển nhanh chóng của internet cũng kéo theo sự phát triển và phổ biến ngày càng rộng rãi của thể loại game casual. Vào giữa những năm 2000 trên thế giới đã xuất hiện những trang web chuyên dụng để phục vụ cho mục đích chơi game giải trí của người dùng internet trên toàn thế giới, có thể kể đến một vài cái tên như Gamesville, RealNetworks. Thuận theo thị hiếu của thị trường, nhiều nhà sản xuất game casual cũng tạo được danh tiếng rất lớn trong cộng đồng game thủ như Mumbo Jumbo, Big Fish Game hay PopCap Games.

Đến khoảng những năm 2008 và 2009, các trò chơi thể loại game casual ngày càng lan tràn rộng rãi trên các mạng xã hội. Tiêu biểu nhất là những cái tên như Mafia Wars và HappyFarm và sau đó là FarmVille – một bản sao khác lấy cảm hứng từ trò chơi gốc HappyFarm. Nhắc đến FarmVille thì chắc hẳn ai trong số chúng ta đều đã từng nghe đến hoặc chơi thử rồi đúng không?

1.3. Những thể loại game casual

Số lượng game casual hiện đang có mặt trên thị trường là vô cùng lớn và không thể thống kê hết được. Game casual có mặt ở hầu hết các nền tảng như điện thoại thông minh, máy tính, máy tính bảng, máy chơi game tại nhà, máy chơi game cầm tay, máy game thùng…

Game casual rất phổ biến
Game casual rất phổ biến

Nhìn chung thì các game casual được phân chia thành 7 loại sau đây:

- Trò chơi giải đố: Đại diện tiêu biểu là series game Xếp kim cương nổi tiếng Bejeweled, series game Luxor hay Collapse...

- Trò chơi tìm vật thể: Đại diện tiêu biểu là series Mystery Case Files, Hidden Expedition, Mortimer Beckett…

- Trò chơi phiêu lưu: Đại diện tiêu biểu là series Dream Chronicles, Nancy Drew, Aveyond…

- Trò chơi chiến thuật: Đại diện tiêu biểu là series Diner Dash, Cake Mania…

- Trò chơi arcade và hành động: Đại diện tiêu biểu là Plants vs Zombies, Feeding Frenzy, Peggle…

- Trò chơi đố chữ và đố vui: Đại diện tiêu biểu là Hiệu sách của Bonnie, Mọt sách…

- Trò chơi bài và board game: Đại diện tiêu biểu là Slingo Quest, Lottso Deluxe!, Luxor Mahjong...

1.4. Những đặc điểm của thể loại game casual

Ngày nay với sự phát triển của công nghệ làm game và sự xuất hiện của những ông lớn trong làng game, thị trường game thế giới liên tục đón chào sự xuất hiện của những siêu phẩm đình đám thuộc nhiều thể loại khác nhau như Liên Minh Huyền Thoại, Dota 2, Valorant, WorldCraft… thì có vẻ như thể loại game casual không còn ở vào đỉnh phong thời kỳ hoàng kim như trước đây nữa. Thậm chí nhiều game thủ còn hoài nghi vị trí của thể loại game này trên thị trường game thế giới.

Đặc điểm của thể loại game casual
Đặc điểm của thể loại game casual

Tuy vậy, thể loại game casual vẫn giữ được cho mình một chỗ đứng vững chắc trong thị trường game dù không có nhiều cái tên thât sự nổi tiếng. Nguyên nhân của sức hấp dẫn này đến từ chính những đặc điểm của chúng.

1.4.1. Dễ dàng cài đặt và chơi trên hầu hết các nền tảng

Game casual có một đặc điểm là có dung lượng khá nhẹ vì vậy có thể dễ dàng cài đặt trên hầu hết các thiết bị và hầu hết mọi nền tảng chơi game từ trình duyệt web và các thiết bị di động cho đến các thiết bị game thùng và các thiết bị chơi game tại nhà. Với mức độ phổ biến của các thiết bị chơi game và mạng internet hiện nay thì hầu như ai cũng có thể dễ dàng tiếp cận và chơi game casual.

1.4.2. Đồ họa và quy tắc chơi đơn giản

Game casual thường là những màn chơi game nhanh và đơn giản. Ngay cả những người lần đầu tiếp xúc với game cũng có thể dễ dàng chơi và tận hưởng mà không cần mất nhiều thời gian tìm hiểu. Ngoài ra game casual cũng có thể được chơi trong khoảng thời gian ngắn và không hề khó nhằn như những game hard-core. Điển hình như trò chơi Solitaire do Microsoft phát hành trên PC phổ biến chủ yếu đối với những người làm công việc văn phòng, nhưng cũng đã thu hút tới hơn 400 triệu người chơi trên toàn thế giới.

2. Tiềm năng của thị trường game casual

Game casual có chỗ đứng vững chắc trên thị trường
Game casual có chỗ đứng vững chắc trên thị trường

Thị trường game trên thế giới năm 2020 ghi nhận sự quay trở lại và thống trị của dòng game casual. Với sự phát triển chóng mặt của các thiết bị điện tử cả về chất lượng lẫn múc giá cả cạnh tranh thì việc mỗi người đều có thể sở hữu điện thoại hay máy tính là điều không còn quá xa lạ. Theo thống kê thì trong năm 2020 thể loại game casual chiếm lĩnh tới 80% thì trường game thế giới, trong đó hai sub-genre được ưa thích nhất và có tốc độ bứt phá cực nhanh là Hyper-casual và Puzzle. Đặc biệt là thể loại Hyper-casual đăng có bước đột phá cực kỳ nhanh chóng và được quan tâm đầu tư phát triển bởi rất nhiều công ty lớn nhỏ trên toàn thế giới.

Như vậy thông qua bài viết bạn đã hiểu rõ game casual là gì và lịch sử phát triển của thể loại trò chơi này. Chắc hẳn là sau khi tìm hiểu xong bài viết của chúng tôi bạn đã nhận ra sự quen thuộc của dòng game này rồi đúng không? Với đặc điểm dễ chơi, sở hữu những màn chơi ngắn gọn, nhanh chóng và hướng đến tất cả các đối tượng người chơi thì game vẫn sẽ có một vị trí vững chắc trong thị trường game trong tương lai.

Bài viết gợi ý Hướng dẫn chơi Warcraft 3

Những tín đồ của dòng game chiến thuật chắc hẳn không ai là không biết đến cái tên Warcraft 3: Reign of Chaos. Đây là phiên bản mang đậm tính chiến thuật của series trò chơi huyền thoại Warcraft. Cùng tìm hiểu hướng dẫn cách chơi Warcraft 3 trong bài viết dưới đây nhé!

Hướng dẫn chơi Warcraft 3

Liên hệ qua số điện thoại Liên hệ qua cha365